Giá: Liên hệ |
-
|
Cây cỏ ngươi là 1 trong 6 vị thuốc trong bài thuốc nam điều trị thoát vị đĩa đệm. Ai cũng nghĩ cỏ ngươi là loại khó kiếm nhất, thật ra cỏ ngươi không hề khó kiếm mà nó rất gần gũi với chúng ta hàng ngày. Cây cỏ ngươi chính là cây xấu hổ (cây mắc cỡ). Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, công dụng của cây cỏ ngươi giúp ức chế thần kinh trung ương, chữa được chứng mất ngủ.
CÂY CỎ NGƯƠI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁT BỊ ĐĨA ĐỆM
Cây cỏ ngươi có tên khoa học là Mimosa púdica L., thuộc họ nhà Đậu (Fabaceae), là loài cây vốn dĩ rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Bởi nó chính là cây xấu hổ (cây mắc cỡ). Cỏ ngươi chính là tên gọi khác của nó. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, công dụng của cây cỏ ngươi giúp ức chế thần kinh trung ương, chữa được chứng mất ngủ.
Cây cỏ ngươi
MÔ TẢ VỀ CÂY CỎ NGƯƠI
Cỏ ngươi là một loài cây thuộc dạng thân thảo cỡ nhỏ, thường hay mọc hoang khắp nơi ở ven đường hoặc những vùng đất trống, mọc đen xen cùng với cỏ dại. Khi cây còn nhỏ, thân cây sẽ mọc thẳng đứng nhưng khi về già thân cây sẽ bò trườn trên mặt đất và mọc rễ non hình thành nên cây mới. Thân cỏ ngươi có thể dài đến 1.5 mét, xung quanh thân đều có gai.
Lá cây cỏ ngươi gồm 2 lần kép lông chim, có cuốn phụ xếp thành hình chân vịt, mỗi khi chúng ta dùng tay chạm lá sẽ tự khép lại. Mỗi lá gồm khoảng 20 đôi lá chét nhỏ và không có cuống. Cuống chung của cây thường chỉ dài khoảng 4 cm gồm nhiều lông.
Hoa cỏ ngươi thường mọc ra từ nách lá hoặc cuống chung; hoa dạng hình cầu có màu tím nhạt. Khi cây càng lớn hoa sẽ mọc ra càng nhiều vì nó được thụ phấn từ gió và côn trùng.
Quả dài tụ thành từng chùm có lông cứng ở mép quả; bên trong có rất nhiều hạt dẹt nhỏ.
Cỏ ngươi có nguồn từ vùng đất Nam, Trung Mỹ. Qua nhiều thấp kĩ dược liệu này được du nhập sang một số quốc gia ở Châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Jamaica, trong đó có cả Việt Nam.
Ở nước ta, loài cây này phân bố khắp nơi trải dài trên mọi miền đất nước.
Bộ phận dùng: Trong Đông y, tất cả bộ phận của cây cỏ ngươi đều có thể sử dụng làm dược liệu.
Chế biến cây cỏ ngươi: Chúng cũng được thu hái quanh năm; người ta thường thu hái vào mùa khô để thu lấy cành và lá cây. Cả 2 bộ phận này có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Chỉ cần đem chúng đi rửa sạch để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Tiếp đến mang đi phơi hoặc sấy khô rồi cho vào túi zip hoặc nilong để bảo quản sử dụng.
Tất cả đều có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY CỎ NGƯƠI
Ngoài ra, cành và lá cỏ ngươi có khả năng điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, điều trị hen suyễn và nôn ói.
* Liều lượng, cách dùng:
Theo bài thuốc của lương y Nguyễn Quang Vinh (Người đã điều trị khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm cho rất nhiều bệnh nhân) cần kết hợp cây cỏ ngươi với 5 vị thuốc khác với tỷ lệ như sau:
Các vị thuốc đem rửa sạch sắc với 1,5 lít nước trong thời gian 20 phút chia 3 lần để uống trong ngày.
Bài thuốc trên tỏ ra vô cùng hiệu quả, bệnh nhân dùng liên tục trong 1 tháng sẽ bớt đau, kiên trì dùng liên tục 2-3 tháng các cơn đau gần như chấm dứt, dùng củng cố thêm 1 tháng nữa sẽ khỏi bệnh.
Rễ cây xấu hổ:
Chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại: rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20 – 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:
Bài 1: rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gấm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Bài 2: rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, cây rau muống biển, cây lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.
Bài 3: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.
Bài 4: rễ xấu hổ, thân cây ớt lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc, mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 5: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Chữa khí hư: Rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.
Viêm khí quản mạn tính: Rễ cây xấu hổ 100 g sắc với 600 ml nước lấy 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng thấy, 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau 1 liệu trình. Tỷ lệ này là 80% sau 2-3 liệu trình.
Chữa viêm dạ dày mãn tính, mắt hoa, đau đầu, mất ngủ: Rễ cây xấu hổ 10-15 g, sắc với nước uống.
Công dụng của cây xấu hổ chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại,… Nhưng dùng lâu dài với liều lượng thích hợp thì không độc, nhưng do thành phần hoạt chất của cây xấu hổ là alcaloit mimosin nên khi sử dụng chung với thuốc tây cần chú ý. Tốt nhất bác nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Lục tìm các tài liệu Y học cổ truyền về cây thuốc này chúng tôi nhận thấy đây đích thực là cây thuốc mà chúng ta đang tìm kiếm.
Theo y học cổ truyền Cỏ ngươi có các tác dụng: Trị đau nhức xương khớp, thoái vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ, trị mất ngủ, tác dụng giảm cơn co giật ở bệnh nhân mắc động kinh, tác dụng giải độc.
Giá: Liên hệ
Giá: 80.000 đ
Giá: 150.000 đ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ