KHỔ QUA RỪNG THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Theo y học hiện đại, khổ qua có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra, khổ qua còn có các tác dụng dược lý sau:
- Chống các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Trong khi đó, khổ qua rừng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Khổ qua rừng mọc tự nhiên ở nhiều vùng rừng núi nước ta.
Theo y học cổ truyền, khổ qua rừng có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, trừ phiền, trừ đờm, cắt cơn ho trong bệnh phổi...
Dân gian từ lâu đã lấy lá non khổ qua rừng làm rau ăn, toàn thân rễ lá làm thuốc trấn ban cho phụ nữ thời kỳ sinh nở. Nước sắc dây khổ qua rừng có tác dụng giải độc, dùng phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sẩy thai.
Khổ qua rừng có thể dùng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Dùng cả trái khổ qua rừng chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết. Khổ qua rừng rất tốt cho sức khỏe. Khổ qua rừng rất dễ trồng, lấy hạt về gieo tự nhiên, có nước là cây lên rất tốt.
Bệnh tiểu đường rất phức tạp, người bệnh phải sống chung với nó suốt đời, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh này có thể dùng thử thuốc nam (như khổ qua rừng, dứa, nụ vối hay vài loại thuốc khác) nhưng phải có bác sĩ chuyên khoa về tiểu đường theo dõi định kỳ, kiểm tra đường huyết. Nếu dùng thuốc nam không hiệu quả, phải sử dụng thuốc tây để kéo giảm đường huyết, sau đó dùng thuốc nam điều trị hỗ trợ.
* Mô tả Đặc Điểm Cây KHỔ QUA RỪNG
Tên gọi khác: Khổ qua rừng, mướp đắng rừng, lương qua, cẩm lệ chi Chi Mướp đắng (Momordica) là một Chi của khoảng 60 loài dây leo thân thảo sống một năm hoặc nhiều năm thuộc Họ Bầu Bí ( Cucurbitaceae ). Chi này có nguồn gốc bản xứ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Phi, Châu Á và ở Úc.
Loài Khổ qua hay Mướp đắng (Momordica charantia) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á hoặc Châu Phi nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Cây khổ qua hay mướp đắng mọc hoang được trồng rộng rãi ở Ấn Độ , Pakistan, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi và vùng Caribe. Ở Việt Nam khổ qua mọc hoang hay được trồng ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là ở Miền Nam.
Cây khổ qua rừng là loài dây leo thân thảo sống hàng năm, chu kỳ sống 3-4 tháng
+ Thân: Cây khổ qua có dạng dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh, dây có thể bò 2-3 mét.
+ Lá: Lá mọc so le, dài 5-10 cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn.
+ Hoa: Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa màu trắng.
+ Quả: Quả hình thoi, dài 8-10cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng.
*Thành phần Dược Tính của KHỔ QUA RỪNG
Theo tài liệu của Trường đại học Purdue về các loại rau quả Châu Á nhập vào Mỹ, khổ qua rừng có nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C, khoáng chất như calcium, potassium, magné, sắt, kẽm.
Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần dinh dưỡng trong 100 gam quả khổ qua rừng tươi (phần vỏ quả) có các chất như sau: Năng lượng 79 kJ (19 kcal), Carbohydrat 4.32g, Đường 1.95g, Chất xơ thực phẩm 2.0g, Chất béo 0.18g, Chất béo no 0.014g, Chất béo không no đơn 0.033g, Chất béo không no đa 0.078g, Protein 0.84g, Nước 93.95g, Vitamin A equiv. 6 μg (1%), Thiamin (Vit. B1) 0.051 mg (4%), Riboflavin (Vit. B2) 0.053 mg (4%), Niacin (Vit. B3) 0.280 mg (2%), Vitamin B6 0.041 mg (3%), Axit folic (Vit. B9) 51 μg (13%), Vitamin C 33.0 mg (55%), Vitamin E 0.14 mg (1%), Vitamin K 4.8 μg (5%), Canxi 9 mg (1%), Sắt 0.38 mg (3%), Magie 16 mg (4%), Phospho 36 mg (5%), Kali 319 mg (7%), Natri 6 mg (0%), Kẽm 0.77 mg (8%)
* Công dụng của KHỔ QUA RỪNG
Trong Y học dân gian và Y học cổ truyền ở các nước Châu Á và Châu Phi thì các bộ phận của cây khổ qua từ lá, dây, quả và cả hạt khổ qua rừng đều có nhiều công dụng dược liệu để chữa nhiều bệnh khác nhau.
Khổ qua rừng đã được sử dụng trong các hệ thống y tế ở Châu Á và Châu Phi với dạng các thảo dược khác nhau trong một thời gian dài.
Quả Khổ Qua Rừng phơi khô
Ngày nay Tây y cũng đã có nhiều nghiên cứu tính dược từ cây khổ qua rừng để xác định tính dượng và dùng trong bào chế thuốc chữa bệnh.
a- Theo Đông y:
Khổ qua (mướp đắng) rừng có vị đắng, tính mát, không độc, có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm. Dùng trong các trường hợp trúng nắng, sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc cấp và mãn tính.
Ngoài ra, khổ qua rừng còn có tác dụng thường xuyên giúp tinh thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da. Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hóa của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; dân gian một số nơi còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan - bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày; dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp; hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng - bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác; người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử; dân gian thường dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn - dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn; những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt...
Hiện nay, khổ qua rừng là loại dược liệu được nhiều người biết đến với công dụng hạ đường huyết - những người bệnh tiểu đường có thể dùng trái khổ qua tươi để cả hạt đem thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này.
b- Theo Tây y
Trong vài thập kỷ trở lại đây Tây y đã tập trung nghiên cứu tính dược từ cây khổ qua rừng nhằm kiểm tra lại tính hiệu quả của các bài thuốc dân gian được dùng phổ biến ở Châu Á và Châu Phi cũng như tìm cơ sở khoa học cho các thức ăn thực dưỡng và điều chế tân dược.
Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong quả khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
Giảm thấp đường huyết: Nước cốt quả khổ qua tươi tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
* Liều lượng và cách dùng khổ qua rừng
1- Giảm viêm tấy: Khổ qua rừng tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và phần bã đắp lên vết thương sẽ rất công hiệu. (Theo BS. LÊ THÚY TƯƠI).
2- Chữa sốt, say nắng: Nấu khổ qua rừng bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp chữa say nắng. (Theo BS. LÊ THÚY TƯƠI).
3- Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Khổ qua rừng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong quả khổ rừng qua có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).
4- Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Khổ qua rừng 4-5 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần. (theo bài thuốc dân gian Việt Nam).
6- Chữa ho: Khổ qua rừng 1-2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.(theo bài thuốc dân gian Việt Nam).
7- Chữa thấp khớp: Lá khổ qua rừng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang. (theo Lương y Chu Văn Tiến).

Khổ qua rừng rất tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường và mỡ máu
MUA KHỔ QUA RỪNG Ở ĐÂU, ĐỊA CHỈ NÀO BÁN KHỔ QUA RỪNG
Vì sức khỏe mọi người nên đến hệ thống cửa hàng thảo dược An Khang, đảm bảo hàng thật 100% không pha trộn bất cứ loại cây lá nào khác. ĐẢM BẢO ĐỘ KHÔ, GIÁ CẢ HỢP LÝ, được đổi hàng, trả hàng theo yêu cầu của khách hàng. Địa chỉ mua hàng đảm bảo chất lượng .
Ngoài ra chúng tôi có đội ngũ tư vấn có tay nghề chuyên môn sâu, được đào tạo qua YHCT, tư vấn kỹ càng, tỉ mỉ cho người bệnh. Mọi thắc mắc về việc sử dụng khổ qua rừng, quý khách liên hệ : Lương dược : Nguyễn Lan Phương, đt 0939 889 262.
- Chúng tôi có bán khổ qua rừng khô tại Quận Ninh Kiều, Cái Răng, Phong Điền, Long Mỹ...; Các tỉnh miền Tây: Cần Thơ, Hậu Giang. An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp...; Miền Bắc: Hà Nội, Thái Bình...
- Đối với các khách hàng ở xa có thể đặt hàng và giao nhận tại nhà qua hình thức chuyển hàng của bưu điện, khách hàng được quyền xem sản phẩm trước khi thanh toán cho nhân viên giao hàng và đổi/trả nếu khổ qua rừng không đảm bảo chất lượng.
Cơ sở Trà Thảo dược An Khang :
* Cửa hàng An Khang, cuahanghankhang.com, số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (đường Tầm Vu ven sông dưới cầu Hưng Lợi, phía bờ Hưng Lợi, cửa hàng ở trong hẽm 246 ngay chợ Tầm Vu). ĐT 0939.889262.
Website: sanvatquy.vn