LÁ TẮM NGƯỜI DAO ĐỎ THẢO DƯỢC AN TOÀN DÀNH CHO MẸ
Trong nhiều cộng đồng dân tộc ở miền núi, ngoài các dạng thuốc truyền thống thường gặp như thuốc sắc, rượu thuốc, cao thuốc để uống, thuốc đắp bó gẫy xương, vv. còn có thuốc tắm của người Dao. Đó là một dạng đặc trưng về cách sử dụng cây cỏ làm thuốc để chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh đã có từ rất xa xưa, một nét đẹp văn hoá y học gia truyền trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Thuốc tắm (tiếng Dao gọi là Đìa dảo xin) không chỉ của người Dao đỏ ở Sa Pa mà còn là dạng thuốc của các nhóm người Dao khác ở Việt Nam. Trong cộng đồng người Dao, hầu hết các thành viên trong mỗi hộ gia đình đều biết cây thuốc tắm. Tuy nhiên, phụ nữ Dao thường biết nhiều hơn, biết rõ nơi mọc của chúng và cách khai thác bền vững nguồn tài nguyên để còn có thể sử dụng lâu dài.
Bài thuốc tắm của người Dao đỏ ở Sa Pa bao gồm nhiều loại cây hơn so với bài thuốc của các nhóm người Dao khác. Có thể là do kinh nghiệm sử dụng cây cỏ của họ phong phú hơn và thiên nhiên ở nơi cư trú của họ cũng có nhiều loại cây thuốc hơn. Số cây thuốc trong một bài thuốc tắm thường rất lớn, dao động từ 10 đến 120 loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau. Trong đó, có khoảng 5-10 cây thuốc được coi là quan trọng nhất.
Thống kê sau đây cho thấy số loài trong các họ thực vật thường được người Dao đỏ ở Sa Pa sử dụng làm thuốc tắm: Họ Actinidiaceae (1 loài), Annonaceae (2 loài), Araceae (2 loài), Araliaceae (1 loài), Aristolochiaceae (1 loài), Asteraceae (2 loài), Capparidaceae (1 loài), Convallariaceae (1 loài), Cucurbitaceae (1 loài), Equisetaceae (1 loài), Euphorbiaceae (1 loài), Fabaceae (2 loài), Gesneriaceae (1 loài), Hernandiaceae (3 loài), Lamiaceae (2 loài), Lardizabalaceae (1 loài), Moraceae (3 loài), Oleaceae (1 loài), Ranunculaceae (5 loài), Rubiaceae (3 loài), Rutaceae (1 loài), Schisandraceae (1 loài), Zingiberaceae (2 loài ). Tổng cộng 39 loài (Theo Trần Văn ƠN, chương trình điều tra bài thuốc tắm, 2004).
Bài thuốc tắm dựa trên một số cây thuốc cơ bản và gia giảm tuỳ mục đích sử dụng. Điều này làm cho thuốc tắm của người Dao rất đa dạng. Cây để nấu nước tắm thường dùng tươi hoặc đã làm khô. Nếu sử dụng tại chỗ cho nhu cầu trong gia đình hay cho khách tắm tại nhà như đã được tổ chức gần đây ở các xã Tả Van, Tả Phìn (Sa Pa) thì dùng tươi. Đối với một số cây hiếm, cần dự trữ để sử dụng quanh năm thì người ta phải làm khô (thường bó lại từng nắm nhỏ rồi để trên gác bếp). Ngày nay, một số hộ gia đình đi lấy cây thuốc để bán cho các khách sạn hay khách mua để mang về xuôi thì cây cỏ phải chặt thành đoạn hoặc băm nhỏ rồi phơi khô.
Chặt cây đìa giản làm thuốc
Sau khi lấy đủ nguyên liệu, các cây thuốc được cho vào chảo hay nồi lớn có dung tích khoảng 50 lít, đun sôi trong nước khoảng 20 phút. Nước thuốc được đổ vào thùng gỗ lớn đủ cho một người ngồi vào (nay một số nơi thay bằng thùng nhựa). Để nhiệt độ giảm còn khoảng 50oC (hoặc có thể pha thêm nước mát vào nước cốt đặc). Người tắm ngâm mình vào nước thuốc trong thời gian khoảng 15-30 phút, khi thấy toát mồ hôi, tim đập mạnh và thở nhanh thì thôi.
Thuốc tắm dùng để chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt; hoặc để tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi đẻ, hoặc người sau khi ốm. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi, sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khoẻ được hồi phục. Tuỳ từng người, nếu ngâm thuốc tắm quá lâu có thể sẽ bị say thuốc và buồn ngủ. Trong trường hợp này chỉ cần nằm nghỉ hoặc ngủ một lúc sẽ hết.
Trong khoảng 5 năm qua, thuốc tắm của người Dao không còn giới hạn trong phạm vi cộng đồng mà đã bắt đầu được thương mại hoá ngoài cộng đồng, tại các nhà nghỉ, khách sạn, bệnh viện ở Sa Pa và cả Hà Nội. Khách hàng là người đi du lịch trong nước và nước ngoài (chủ yếu là người Pháp). Thuốc tắm còn được bán dưới dạng nguyên liệu. Một số khách sạn mua các cây thuốc riêng lẻ từ Tả Phìn, Tả Van sau đó chế thành dạng bột khô, đóng gói dưới dạng nhúng. ..
Thuốc tắm của người Dao đỏ không chỉ đơn thuần là một phương pháp chăm sóc sức khoẻ của người dân tộc, mà còn là một yếu tố cấu thành bản sắc văn hoá của người Dao trong khu vực.
Năm 2002, Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Cây thuốc Dân tộc Cổ truyền – CREDEP và Quỹ Rockefeller đã thực hiện dự án hợp tác nghiên cứu nhằm xác định cơ sở khoa học và tính hiệu quả bài thuốc tắm.Theo TS. Trần Văn Ơn (Trưởng Bộ môn Thực Vật – Trường Đại học Dược Hà Nội), việc khó nhất là xác định công thức gốc bởi không phải thày lang nào trong cộng đồng cũng có hiểu biết đầy đủ về phương thuốc cổ xưa này. Sau nhiều năm nghiên cứu sàng lọc, bài thuốc tắm đã cơ bản được các nhà khoa học xác định với hơn 120 loài cây thuốc. Từ đây, nhiều đề tài khoa học đã chứng minh được tác dụng dược lý và tính an toàn khi sử dụng bài thuốc tắm của người Dao đỏ.
Đến năm 2006, các nhà khoa học đã hỗ trợ cộng đồng thành lập công ty cổ phần Sapanapro để bảo tồn bài thuốc quý và phát triển kinh tế cho người Dao đỏ - Sapa. Các kỹ thuật sản xuất dược phẩm hiện đại đã được áp dụng để phát triển bài thuốc tắm cổ truyền thành dạng dung dịch lỏng có tác dụng ổn định và có thể sử dụng lâu dài. Sản phẩm tắm được đặt tên là Dao’spa, được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ VN.
CÔNG DỤNG CỦA LÁ TẮM
-
Tăng cường sinh lực, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
-
Phòng chống các chứng bệnh hậu sản.
-
Tăng cường thải độc qua da khi tắm, co lỗ chân lông, hạn chế các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể.
-
Giảm đau mỏi, chống stress, tạo giấc ngủ sâu, lấy lại cân bằng về cảm xúc.
-
Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh chứng: phong thấp, nhức mỏi, đau đầu, cảm cúm…
Lá tắm khô
* Cách dùng và liều lượng:
Mỗi lần dùng 1/3 – 1 gói, đun sôi từ 30 đến 60 phút , gạn lấy nước cốt, bỏ bã rồi pha nước vào bồn tắm ngâm ngập người. Ngâm khoảng 30 phút, khi có cảm giác thấy sảng khoái, tê tê là được, lau khô và không cần phải tráng lại bằng nước lã.
* Liệu trình tắm:
Nên tắm sau khi sinh 3 ngày nếu sinh thường, 7 ngày nếu sinh mổ (sau khi vết mổ đã khô). Liệu trình tắm nên kéo dài tối thiểu là 6 lần tắm. Sau thời gian này, bạn có thể tắm nhắc lại 1-2 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
*Chú ý:
-
Dung dịch dùng ngoài, không uống.
-
Không sử dụng khi có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm, người say rượu bia, phụ nữ đang mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt, người bệnh tim mạch, huyết áp cao hoặc thấp.
-
Một số trường hợp khi tắm có thể có cảm giác mất thăng bằng, buồn ngủ… thì nên ngừng tắm, nghỉ ngơi 5-10 phút sẽ trở lại hoàn toàn bình thường.
MUA LÁ TẮM, ĐỊA CHỈ LÁ TẮM CHÍNH HIỆU UY TÍN NHẤT?
Vì sức khỏe mọi người nên đến hệ thống cửa hàng thảo dược An Khang, đảm bảo hàng thật 100% không pha trộn bất cứ loại cây lá nào khác. ĐẢM BẢO ĐỘ KHÔ, GIÁ CẢ HỢP LÝ, được đổi hàng, trả hàng theo yêu cầu của khách hàng. Địa chỉ mua hàng đảm bảo chất lượng .
Ngoài ra chúng tôi có đội ngũ tư vấn có tay nghề chuyên môn sâu, được đào tạo qua YHCT, tư vấn kỹ càng, tỉ mỉ cho người bệnh. Mọi thắc mắc về việc sử dụng lá tắm, quý khách liên hệ : Lương dược : Nguyễn Lan Phương, đt 0939 889 262
- Chúng tôi có bán lá tắm khô tại Quận Ninh Kiều, Cái Răng, Phong Điền, Long Mỹ...; Các tỉnh miền Tây: Cần Thơ, Hậu Giang. An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp...; Miền Bắc: Hà Nội, Thái Bình...
- Đối với các khách hàng ở xa có thể đặt hàng và giao nhận tại nhà qua hình thức chuyển hàng của bưu điện, khách hàng được quyền xem sản phẩm trước khi thanh toán cho nhân viên giao hàng và đổi/trả nếu lá tắm không đảm bảo chất lượng.
Hệ thống Trà Thảo dược An Khang :
* Cơ sở Trà Thảo dược An Khang, cuahangankhang.com,số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (đường Tầm Vu ven sông dưới cầu Hưng Lợi, phía bờ Hưng Lợi, cửa hàng ở trong hẽm 246 ngay chợ Tầm Vu). ĐT 0939.889262. Website: sanvatquy.vn